logo 

CALL:(0251) 3819478 - 0903 745 438

TIME:T2 - T6: 8:00 - 11:00; 14:00 - 20:00

T7: 8:00 - 12:00; 14:00 - 20:00

CN: 8:00 - 12:00

Time 22.01.2019 03:36 | View 13.860

 Với nhiều ưu điểm như bề mặt mỏng mịn, bền và không tốn nhiều thời gian khi điều trị. Mặt dán sứ Veneer là giải pháp cho các trường hợp răng ố vàng, mẻ, thưa hoặc lệch.

1, Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer


Ưu điểm 

Mài răng không nhiều với kỹ thuật mài mặt ngoài và một phần rìa cắn

Không mài tiếp cúc bên trừ những trường hợp răng thưa.

Nhược điểm

Chỉ nên làm với 4-6 răng cửa

Lớp dán sứ mỏng nên không che được hết các răng siêu đen

Chỉ định dành cho trường hợp răng khá đều

Những trường hợp mất tổ chức men răng thì miếng dán veneer có nguy cơ bong rất cao

Trong vài trường hợp thì không tạo được màu sắc, hình thể tinh tế như chụp sứ.

2, Dán sứ veneer không cần mài?


Cũng có những trường hợp đôi khi ít phải mài răng. Nhưng chỉ định thì cực kỳ ít bởi lúc đó ranh giới giữa miếng dán và lợi không tốt. Nguy cơ bám thức ăn gây hiệu ứng viêm lợi khi có sự sát khít kẽ răng.

Công nghệ làm răng dán sứ veneer không mài thì chỉ có một số ít trường hợp. Ngoài ra các trường hợp khác đều cần phải mài răng để dán cố định sứ.

3, Những lưu ý về bọc sứ và dán răng sứ veneer

- Về việc đen viền nướu trước đây

3D/CADCAM chưa phát triển. Việc làm răng sứ kim loại với cấu tạo bên trong là sườn kim loại bên ngoài phủ sứ. Thì sau vài năm lớp kim loại đó gây đen viền nướu. Với công nghệ hiện nay dán sứ VENEER, CHỤP TOÀN SỨ khắc phục được những nhược điểm đó.

- Về việc viêm lợi 

Viêm lợi là không thể tránh khỏi. Bạn cũng khó ăn nhai hơn. Không gì bằng răng thật, các bạn nhớ nhé, chỉ làm khi nghề của mình bắt buộc phải làm.

4, Khi nào thì làm được dán sứ Veneers


 


Chỉ làm răng sứ khi nghề nghiệp của bạn bắt buộc phải làm hoặc gia tăng vẻ đẹp thẩm mỹ của răng khi cần thiết. Với những trường hợp khác bạn không nên phá hủy răng thật của mình. Phương pháp này sẽ lấy đi lớp men răng của bạn và làm hỏng răng thật. Chỉ nên làm dán sứ với những 4-6 chiếc răng cửa.

Sức khỏe răng miệng tốt

Bất kỳ phương pháp nghiệp vụ nha khoa nào răng bạn cần phải có sức khỏe tốt. Không chỉ răng và thậm chí men răng và lợi cũng phải khỏe. Nếu bạn đang mắc một số bệnh về răng bạn nên điều trị khỏi hẵn rồi mới tiến hành dán sứ veneer.

Không có bệnh nướu răng

Nguyên nhân của bệnh nướu răng chủ yếu do vi khuẩn trong mảng bám. Đây chính là một lớp màng không màu dính được hình thành liên tục trên răng của bạn. Nướu răng khiến răng và lợi của bạn không có sức khỏe tốt. Bạn cần phải điều trị nướu răng trước khi dán răng sứ veneer.

Men đầy đủ

Điều quan trọng là bạn cần có men răng đủ để làm răng sứ veneer nó giúp các răng dính vào răng thật. Phần lớn các nha sĩ sẽ loại bỏ một phần men răng để tạo bề mặt dán sứ. Có những trường hợp để lại lớp bên dưới của men răng khi tiến hành dán sứ.

Răng thẳng hợp lý

Để đủ điều kiện dán răng sứ veneer răng của bạn nên có kích thước vừa phải. Ngoài ra, không nên có khoảng khe răng quá lớn hơn ½ răng. Veneer có thể dán được trên một số răng bị cong nhẹ. Những người bị lệch, cong nghiêm trọng thì phương pháp này không phát huy hết tác dụng. Có những trường hợp miếng dán sứ có thể vỡ rất nhanh do nha sĩ điều trị còn thiếu kinh nghiệm.

Không có thói quen nghiến răng và dùng răng làm công cụ

Bạn có thói quen nhai móng, lấy răng bật chai bia khiến răng hư hỏng. Nếu bạn có thói quen như vậy chắc chắn bạn không nên làm răng sứ veneer. Vì những thói quen này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Răng veneer nhìn chung sẽ không bền và chắc chắn như răng sứ được. Trong quá trình ăn uống vận động sẽ rất hay xảy ra sự cố. Nên nếu bạn là người không có thói quen kể trên thì có thể làm răng sứ veneer.

Đối với những vết bẩn ố răng nghiêm trọng

Việc tẩy trắng răng là lựa chọn cho làm đẹp răng bị ố. Nhưng nếu chúng có màu tối nghiêm trọng khi đó những kỹ thuật tẩy trắng răng sẽ không phát huy tác dụng. Dán răng sứ veneer sẽ là giải pháp hoàn toàn có thể che đậy ngay cả sự biến màu gây ra từ sự phân rã hoặc trám.

Phục hình răng mẻ, vỡ nhẹ

Bạn có thể sử dụng phương pháp dán sứ veneer nếu những khuyết điểm về răng không lớn. Đây là giải pháp hiệu quả để che giấu các vết nứt hoặc răng bị méo mó.

Ưu nhược điểm của dán sứ Veneer trong nha khoa thẩm mỹ. Nha khoa Kim Khôi hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin về phục hình răng thẩm mỹ để có lựa chọn phù hợp. 

Xem thêm bài viết có liên quan:

>>Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai

>>Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng

>>10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay


Bài liên quan

Bọc răng sứ có tốt không và những điều cần biết về bọc răng sứ
10 cách đơn giản giúp tẩy trắng răng tại nhà bất ngờ chỉ với vài lần sử dụng
Cạo vôi răng có đau không? Những điều cần biết về lấy vôi răng
Dịch vụ làm răng sứ thẩm mỹ uy tín tại Đồng Nai
10 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả hiện nay
Cấy ghép răng implant ở đâu tốt nhất tại TP.Biên Hòa, Đồng Nai
Cách điều trị hôi miệng hiệu quả không phải ai cũng biết
5 cách làm răng cửa giả phổ biến hiện nay có tính thẩm mỹ cao
Chỉnh nha cho trẻ em vào độ tuổi nào mang lại hiệu quả điều trị
Làm răng implant giá bao nhiêu và ưu điểm của cấy ghép răng implant
Làm sao răng chắc khỏe thông qua 6 nguyên tắc vàng
Cấy ghép răng implant có tốt không? Nên trồng răng sứ hay cấy ghép implant
Trám răng có đau không? Cách giảm đau hiệu quả an toàn
Sâu răng ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả
Tẩy trắng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để tốt cho răng
Những lợi ích và bất lợi của chỉnh nha tháo lắp
Chỉnh nha cố định là gì? Chỉnh nha liệu có đem lại hiệu quả
Chỉnh nha có đau không? Những điều cần lưu ý
Chỉnh nha bằng mắc cài sứ có thật sự tốt không?
Những quan điểm sai lầm ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng ở trẻ em